Plugin là gì? tác dụng và phân loại các nhóm plugin. Plugin đem đến nhiều tính năng mới cho website của bạn. Tuy nhiên chỉ nên sử dụng những plugin thực sự cần thiết để tiết kiệm dung lượng tránh ảnh hưởng tới hiệu suất hoạt động của web.
Tham khảo: thiết kế website bán điện thoại
Plugin là gì?
Plugin là một công cụ hay một chương trình được cài thêm để tạo thêm các tính năng mà theme không có. Mỗi plugin có công dụng và chức năng khác nhau và là phần mềm do các cá nhân tổ chức viết lên.
Tác dụng sử dụng plugin
- Cho phép các nhà sản xuất tạo thêm những tính năng nhằm mở rộng phần mềm đó.
- Giúp giảm kích thước của một ứng dụng.
- Dễ dàng bổ sung thêm các tính năng mới
- Người dùng có thể không cần biết về code, vẫn có thể tạo web theo mục đích sử dụng với wordpress.
Xem thêm: Tên miền là gì
Phân loại các plugin phổ biến nhất.
1. Plugin hỗ trợ cho SEO.
SEO nhằm mục đích đưa các từ khóa lên top đầu google,Thu hút lượng khách hàng truy cập lớn hoàn toàn miễn phí.
Có 2 plugin hỗ trợ seo hữu ích và miễn phí đó là Yoast SEO và All in One SEO Pack. Cả hai đều giúp cho website bạn thân thiện hơn với bộ máy tìm kiếm google như tối ưu tiêu đề, mô tả, chấm điểm SEO cho bài post…
2. Các plugin hỗ trợ Social Signal
Trên các web, thường có nút để share lên Facebook, Pinterest, Twitter,…cách đó giúp bài viết được lan truyền rộng, và như vậy tốt cho seo.
Một số plugin hỗ trợ như Simple Share Buttons Adder, Monarch, Easy Social Share Buttons, Facebook Like Box..
3. Plugin hỗ trợ việc sao lưu dữ liệu.
Đây là các plugin hỗ trợ việc sao lưu và phục hồi các dữ liệu nếu không may bị mất, là việc rất quan trọng nếu bạn không muốn mất toàn bộ web và phải làm lại từ đầu. Những kiến thức này sẽ rất khó hiểu nếu bạn chưa hiểu rõ được thuật ngữ plugin là cái gì.
Plugin hỗ trợ : BackupBuddy, Duplicator
4. Plugin giúp web bạn bảo mật hơn.
Bảo vệ website của bạn là điều cần thiết trong tình trạng các hacker hoạt động khá thường xuyên hiện nay. Có nhiều plugin bảo mật, chủ yếu có chức năng như thay đổi trang đăng nhập wp-admin, hỗ trợ capcha, chống spam, bảo mật 2 lớp, quét Malware, yêu cầu bạn thay đổi mật khẩu định kỳ, tự động khóa đăng nhập khi sai mật khẩu nhiều lần, phát hiện bot tấn công,…
Mời các bạn tìm hiểu thêm — Khóa học quản trị web
5. Plugin hỗ trợ các form liên hệ.
Khách hàng, độc giả có thể liên hệ với chủ các website qua các form liên hệ mỗi khi truy cập vào web. Các plugin hỗ trợ: Contact Form 7, Gravity Forms, Ninja Forms…
6. Các plugin hỗ trợ Slide ảnh, nội dung.
Khi truy cập vào nhiều trang web, đầu tiên bạn nhìn thấy là các slide ảnh nhìn đẹp, bắt mắt và sinh động. Đó là nhờ các plugin chuyên dụng cho việc tạo ra các slide như: meta slider, Meteor Slides, slideshow,…
7. Plugin giúp hỗ trợ quảng cáo và marketing.
Có nhiều plugin hỗ trợ về quảng cáo và marketing như: Easy Plugin for AdSense (hỗ trợ quảng cáo bởi google adsense), Advanced Advertising System( hỗ trợ việc dặt quảng cáo, phù hợp với các web cho thuê quảng cáo), plugin hỗ trợ email marketing…
8. plugin hỗ trợ việc xây dựng, thiết kế trang.
Nhằm tạo ra một trang khác so với trang mặc định của giao diện đang sử dụng,giúp tạo trang chủ, trang dịch vụ chuyên nghiệp theo yêu cầu của chủ web.
Plugin là gì là một khái niệm ít người biết đến, qua bài viết Plugin là gì? tác dụng và phân loại các nhóm plugin Siêu thị Bách Thắng đã cố gắng diễn đạt đơn giản để độc giả dễ hình dung hơn.